Sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết này tổng hợp và phân tích các thông tin về phát thải khí nhà kính (KNK), lợi ích khi áp dụng kỹ thuật ngập khô xen kẻ (AWD) và tiềm năng nhân rộng AWD trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Hệ số phát thải khí mêtan (CH4) ở ĐBSCL là 1,92kg/ha/ngày, cao hơn hệ số phát thải ở Đông Nam Á và toàn cầu. AWD làm giảm lượng khí thải CH4 hàng năm (-51%) so với canh tác truyền thống (CF). AWD theo nông dân (AWDF) làm giảm CH4 đáng kể (35%) so với các ruộng CF. AWD và AWDF đều có năng suất cao hơn so với CF. Rào cản lớn cho áp dụng AWD là hệ thống tưới tiêu và phương pháp quan trắc mực nước, dẫn đến chưa thể ban hành các chính sách, thể chế về AWD cho toàn vùng ĐBSCL. Sử dụng IoT là phương pháp tiện ích trong quản lý nước cho người dân...
Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi.
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phú Xuân (khu vực trong đê bao khép kín) và Hiệp Xương (khu vực ngoài đê bao khép kín), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang với mục tiêu đánh giá tính chất đất giữa trong đê và ngoài đê bao khép kín. Mẫu đất được thu tại (i) 15 điểm trong đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 10/2018 và (ii)15 điểm ngoài đê với 2 đợt thu mẫu vào tháng 2/2018 và tháng 8/2018. Mẫu đất được thu theo phương pháp tổ hợp gồm 5 mẫu đất (tầng 0-20 cm) để phân tích dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, sa cấu đất, pH, độ dẫn điện, chất hữu cơ, khả năng trao đổi cation (CEC), tổng đạm, tổng lân, tổng kali và nitrate (NO3-N). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy pH, dung trọng, tỷ trọng và độ xốp không có sự khác biệt giữa trong đê và ngoài đê, ngoại trừ độ dẫn điện thì trong đê cao có ý nghĩa so với ngoài đê. Các thông số như hàm lượng chất hữu cơ, CEC, tổng đạm và tổng lân trong đê có giá trị cao hơn ngoài đê với các giá trị lần lượt: chất hữu cơ (8,67% và 5,49%), CEC (26,1 cmol kg-1 và 20,7 cmol kg-1), tổng đạm (0,32 %N và 0,25 %N) và tổng lân (0,19 %P2O5 và 0,14 %P2O5). Thông số NO3-N cũng cho thấy được giá trị trong đê (1,74 mg kg-1) cao hơn ngoài đê (1,52 mg kg-1) nhưng không có khác biệt (p>0,05). Tương tự, hàm lượng tổng kali không khác biệt giữa trong đê (1,33%) và ngoài đê (1,32%). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân trong đê cao hơn ngoài đê.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.