Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá lượng phát thải cần đánh đổi để đạt giá trị hiệu quả tài chính trong canh tác ớt và cải xanh dựa trên sự phát thải khí nhà kính và lợi nhuận đạt được. Phương pháp đánh giá vòng đời với cách tiếp cận “cradle-to-gate” và khung đánh giá 100-năm bằng phần mềm MiLCA được sử dụng để ước lượng khí nhà kính phát thải thông qua hoạt động sản xuất vật tư nông nghiệp đầu vào. Mô hình trồng cải xanh phát thải 11.249,7 kg-CO2e ha-1 năm-1, cao hơn mô hình trồng ớt (7.455,5 kg-CO2e ha-1 năm-1). Tuy nhiên, tính trên khối lượng sản phẩm, ớt có mức phát thải cao hơn cải xanh thương phẩm (246,5 kg-CO2e t-1 và 107,4 kg-CO2e t-1). Ở thời điểm nghiên cứu và ước tính cho năm 2022, canh tác ớt đạt lợi nhuận (535,676 ± 101.118 triệu đồng ha-1 năm-1) cao hơn 1,37 lần so với canh tác rau cải xanh (392,386 ± 124.570 triệu đồng ha-1 năm-1). Trong thực tế canh tác, để đạt được 1.000 đồng lợi nhuận, trồng cải xanh đã phát thải 28.67 g-CO2e, cao hơn 2,1 lần so với trồng ớt (13,92 g-CO2e đồng-1).