Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thực quản của viên nén Dạ dày An Châu (DDAC) trên động vật thực nghiệm được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (esomeprazol), Dạ dày An Châu uống liều 0,58g/kg/ngày và 1,74g/kg/ngày trong thời gian 15 ngày liên tục. Chuột cống trắng được phẫu thuật thắt môn vị và tâm vị kết hợp với uống indomethacin liều 40mg/kg trước để gây trào ngược dạ dày thực quản, các chỉ số được đánh giá: Thể tích dịch vị, pH dịch vị, độ acid dịch vị, diện tích tổn thương và chỉ số thực quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy DDAC ở cả hai liều 0,58g/kg/ngày 1,74g/kg/ngày có tác dụng bảo vệ thực quản thông qua việc làm giảm thể tích dịch vị, tăng pH dịch vị, giảm độ acid toàn phần và độ acid tự do, giảm diện tích tổn thương và chỉ số thực quản so với lô mô hình.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng tăng lên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nhằm hỗ trợ điều trị GERD được quan tâm trong những năm trở lại đây. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thực quản của viên nang cứng Mộc tỳ vị (MTV) trên động vật thực nghiệm. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 9 con: Lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (esomeprazol), MTV uống liều 0,252 g/kg/ngày và 0,756 g/kg/ngày trong thời gian 7 ngày liên tục. Mô hình trào ngược dạ dày thực quản được tiến hành theo mô hình Shay kết hợp với uống indomethacin liều 40 mg/kg 2 giờ trước khi gây mô hình. Thể tích dịch vị, pH dịch vị, độ acid dịch vị, diện tích tổn thương và chỉ số thực quản, các thay đổi về đại thể và vi thể được thu thập và đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy MTV ở cả hai liều 0,252 g/kg/ngày và 0,756g/kg/ngày làm giảm thể tích dịch vị, tăng pH dịch vị đồng thời giảm độ acid toàn phần và độ acid tự do, giảm diện tích tổn thương và chỉ số thực quản so với lô mô hình.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ dạ dày-tá tràng của chế phẩm Dạ dày HP Gia Phát (DDHP) trên mô hình thực nghiệm chuột cống bị gây viêm loét dạ dày- tá tràng do cysteamin. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình) uống nước cất; lô 3 (ranitidin 50 mg/kg), lô 4 (DDHP liều 6,37 g/kg) và lô 5 (DDHP liều 19,1 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày-tá tràng, số ổ loét và chỉ số loét trung bình của các lô. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% trên chuột lô mô hình. DDHP cả 2 mức liều làm giảm số ổ loét, chỉ số loét, tổn thương trên dạ dày, tá tràng nhẹ hơn so với lô mô hình. Như vậy, chế phẩm Dạ dày HP Gia Phát có tác dụng bảo vệ viêm loét dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên thực nghiệm.
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của viên nang cứng “Hạ mỡ NK” trên các chỉ số lipid máu và tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 121 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipd máu chia thành hai nhóm đảm bảo tính tương đồng về tuổi, giới, mức độ rối loạn lipid máu. Nhóm Hạ mỡ NK được uống viên nang cứng “Hạ mỡ NK” 525mg x 6 viên/ngày chia 2 lần 8h - 14h, nhóm Atorvastatin uống Atorvastatin 10mg x 1 viên/ngày - 20h trong 60 ngày. Kết quả cho thấy: Viên nang cứng “Hạ mỡ NK” có tác dụng giảm 23,13% nồng độ TC, giảm 17,61% nồng độ TG, giảm 21,34% nồng độ LDL-C, giảm 29,03% nồng độ non - HDL-C có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và có xu hướng tăng 1,91% HDL-C (p > 0,05) tương đương với nhóm Atorvastatin (giảm 20,55% nồng độ TC; 19,23% nồng độ TG; 11,82% nồng độ LDL-C, giảm 26,93% nồng độ non - HDL-C và tăng 6,21% nồng độ HDL-C) (p > 0,05), bên cạnh đó viên nang “Hạ mỡ NK” không gây ra tác dụng phụ và không làm ảnh hưởng đến các chỉ số huyết học, sinh hóa.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng của viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh trên mô hình gây viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cysteamin thực nghiệm. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô: lô 1 (chứng sinh học) và lô 2 (mô hình) uống nước cất; lô 3 (esomeprazol 10 mg/kg), lô 4 (DDTT liều 0,252 g/kg) và lô 5 (DDTT liều 0,756 g/kg). Chuột ở các lô được uống nước cất, thuốc và mẫu thử liên tục trong thời gian 7 ngày. Vào ngày thứ 7, chuột được uống cysteamin liều 400 mg/kg. Đánh giá tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày - tá tràng, chỉ số loét trung bình, khả năng ức chế loét giữa các lô. Đánh giá đại thể và vi thể dạ dày - tá tràng tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy cysteamin gây loét dạ dày tá tràng ở 100% chuột của lô mô hình. DDTT cả 2 mức liều có xu hướng làm giảm số chuột bị loét, số ổ loét trung bình, chỉ số loét. Tổn thương trên đại thể và vi thể cải thiện hơn so với lô mô hình. Như vậy, viên nang cứng Dạ dày Tuệ Tĩnh xu hướng có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng do cysteamin gây ra trên động vật thực nghiệm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.