“…Tạp chí Khoa học -Công nghệ Thủy sản Cá là động vật biến nhiệt, do đó, nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ làm thay đổi thân nhiệt của cá; tuy nhiên, khả năng thích nghi của mỗi loài cá đối với sự thay đổi nhiệt độ môi trường là khác nhau. Phan Phương Loan và cộng sự (2014) cho biết, cá rô biển (Pristolepis fasciata) có ngưỡng nhiệt độ thấp và cao tương ứng là 15,2 -15,7 0 C và 40,3 -42,9 0 C. Theo Tucker (1999), nhiều loài cá mú có có thể chịu đựng sự dao động nhiệt độ từ 15 -35 0 C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp để ương nuôi ấu trùng là 24 -27 0 C. Ở cá giò (Rachycentron canadum) trưởng thành, ngưỡng chịu đựng nhiệt độ dao động từ 16,8 0 C -32,0 0 C (Dawson, 1971;Milstein & Thomas, 1976); cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nước 17,7 0 C và ngừng bắt mồi khi nhiệt độ nước là 18,3 0 C, chỉ bắt mồi trở lại khi nhiệt độ nước tăng lên đến 19,0 0 C (Richards, 1967). Như vậy, có thể thấy rằng, cá bột của cá mặt quỷ có thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi nhiệt độ so với cá giò, cá mú, nhưng kém hơn so với cá rô biển.…”